Bảo tàng chăm Đà Nẵng được xem là bảo tàng trưng bày những hiện vật về văn hóa Chăm pa lớn nhất Việt Nam, là nơi lưu giữ những tác phẩm, cổ vật từ nền văn hóa Chăm và trở thành nơi trưng bày hàng đầu trong việc bảo tồn và phát triển giá trị các di sản của nền văn hóa này.
Nếu bạn có dịp đến chơi Đà Nẵng, đừng bỏ qua bảo tàng này nhé. Và để cho các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nơi đây, hôm nay Top1DaNang.Com sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích.
1. Bảo Tàng Chăm Pa Đà Nẵng - Nét Văn Hóa Chăm Giữa Lòng Đà Nẵng
❖ Bảo tàng Chăm Đà Nẵng là một địa chỉ du lịch độc đáo mà bạn không thể bỏ qua. Cùng Top1DaNang.Com dạo một vòng bảo tàng nhé. Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng.
❖ Bảo tàng Chăm Đà Nẵng - Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về nền văn hóa Chăm qua những câu chuyện, tác phẩm tượng, điều khắc sắc sảo, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ mà bạn không thể nào quên.
❖ Bảo tàng Chăm Đà Nẵng địa chỉ nằm trên đường 2/9 quận Hải Châu, bạn có thể dễ dàng thấy bảo tàng và bị thu hút ngay từ những ánh nhìn đầu tiên. Khách du lịch sẽ bất ngờ với phong cách mái vòng cung có đầu nhọn, cộng với hệ thống cửa sổ kính rộng giúp ánh sáng mặt trời len lỏi mọi ngóc ngách của bảo tàng - kiến trúc Gothic mang đậm văn hóa Chăm, hình ảnh điêu khắc cùng những câu chuyện được kể bởi người hướng dẫn viên sẽ làm bạn tò mò không ngừng.
❖ Bảo tàng Chăm pa Đà Nẵng với kiến trúc Gothic vô cùng độc đáo thời Pháp thuộc sẽ khiến du khách khi bước chân vào khuôn viên phải ngạc nhiên trầm trồ. Những mái vòm hình vòng cung với điểm kết thúc là đỉnh nhọn, kết hợp với hệ thống cửa sổ bằng kính sẽ tạo cho nơi đây ngập tràn ánh nắng mặt trời.
❖ Sự kết hợp của kiến trúc Pháp và những trang trí khuôn viên hoa cỏ tự nhiên, thơm ngát sẽ dễ dàng đem đến cho khách du lịch một trải nghiệm tuyệt vời và thú vị. Trải qua 2 lần trùng tu mở rộng, một lần vào 1930, một lần vào 2002, tuy nhiên cho tới nay, bảo tàng Chăm Đà Nẵng vẫn còn giữ trọn được nét tinh hoa của phong cách kiến trúc Gothic ấy.
2. Lịch Sử Hình Thành Bảo Tàng Chăm Tại Đà Nẵng
❖ Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng lần đầu tiên được xây dựng là vào năm 1915. Về thực tế, các hiện vật, cổ vật về văn hóa Chăm đã được tìm thấy ở Đà Nẵng và các tỉnh xung quanh từ 20 năm trước, được gom lại với nhau ở một nơi gọi là “công viên Tourance”.
❖ Và những người khai quật được nền văn hóa này là những nhà khảo cổ học người Pháp, chính vì thế hiện nay ngoài những hiện vật ở bảo tàng Đà Nẵng thì còn một số khác đã được mang về Pháp.
❖ Vào năm 1902, EFEO đã bắt đầu ý tưởng xây dựng dự án về việc mở bảo tàng trưng bày các hiện vật ở Đà Nẵng. Và bảo tàng đã được xây dựng theo kiến trúc Pháp kết hợp các đường nét Chăm đặc trưng bằng thiết kế của 2 vị kiến trúc sư người Pháp là Auclair và Delaval.
❖ Đợt trùng tu thứ nhất là vào 1930, không gian của phòng trưng bày đã được chia lại và phố trí thành những khu vực khác nhau theo vị trí địa lí như phòng Mỹ Sơn, Đồng Dương, hay hành lang Quảng Nam, Bình Định
❖ Đến năm 2002- đợt trùng tu thứ 2, tòa nhà 2 tầng đã được phát triển xây thêm vào ngay phía sau, mở rộng thêm 1000 m2 dành cho các hiện vật sau năm 1975.
❖ Năm 2016, toàn bộ các dự án tổng thể liên kết về trưng bày, lễ hội, làng nghề đã được hoàn chỉnh, đi vào phục vụ cho du lịch và giáo dục.
➤ Một địa điểm bảo tàng khác tại Đà Nẵng mang phong cách hiện đại và độc đáo cũng không kém phần thu hút du khách check-in thường xuyên chính là trung tâm Bảo Tàng 3D Đà Nẵng. Nếu có dịp du lịch nơi đây thì đừng bỏ qua địa điểm hot hit này bạn nhé. Mang theo một chiếc máy ảnh xịn sò và "tậu" cho mình thật nhiều album hình sống ảo cực chất lượng nhé!
3. Bảo Tàng Chăm Đà Nẵng Có Gì?
❖ Vậy thì bên trong bảo tàng chăm Đà Nẵng có gì? Không chỉ là những hiện vật, di sản, ở trong bảo tàng chăm Đà Nẵng còn là những câu chuyện về lịch sử hào hùng, những công trình nghệ thuật điêu khắc bậc nhất.
❖ Trải qua thời kì xây dựng và hoàn thành suốt từ 1915 đến nay, nằm giữa lòng thành phố, bảo tàng đã chứng kiến nhiều mốc lịch sử, những thăng trầm và sự đổi thay qua những đợt trùng tu sửa đổi và hoàn thiện.
❖ Ở bảo tàng, chúng ta có thể tham quan và tìm hiểu văn hóa Chăm pa từ hơn 200 hiện vật, với hàng trăm hiện vật bên trong bảo tàng, bên ngoài khuôn viên và cả nghìn hiện vật được lưu giữ trong kho.
❖ Với kiến trúc độc đáo, hài hòa, cùng không gian thoáng đãng, tham quan bảo tàng, bạn sẽ được tái hiện một cách hoàn hảo hình bóng vương quốc Chăm pa thời đại hưng thịnh.
>>> Check-in ngay: 03 Ngôi Chùa Linh Ứng Đà Nẵng Tuyệt Đẹp
4. Thông Tin Tham Quan Bảo Tàng Chăm Pa Đà Nẵng
❖ Để phục vụ cho nhu cầu tham quan tìm hiểu của khách du lịch, sau đây sẽ là một vài các thông tin về bảo tàng Chăm pa Đà Nẵng:
✔ Bảo tàng Chăm Đà Nẵng địa chỉ: Số 02 Đường 2-9, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
✔ Nếu bạn thắc mắc và đang cần tìm kiếm thông tin Bảo tàng Chăm Đà Nẵng giá vé thì hãy tham khảo ngay:
- Trẻ em dưới 16 tuổi: Miễn phí giá vé
- Người lớn trên 16 tuổi: 40.000/vé
- Sinh viên: 10.000/vé
✔ Bảo tàng Chăm Đà Nẵng giờ mở cửa: 7:00 - 17:30 mỗi ngày
5. Những Phòng Trưng Bày Tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng lưu giữ gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong bảo tàng, được phân chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kom Tum.
Phòng Mỹ Sơn
Phòng Mỹ Sơn là một phòng trưng bày hiện vật tại Bảo tàng Chăm Đà NMỹ Sơn từng là trung tâm tín ngưỡng lớn và quan trọng của vương quốc Champa, Mỹ Sơn thuộc địa phận Quảng Nam ngày nay, cách di tích Trà Kiệu 30km về phía Tây. Tại phòng Mỹ Sơn, Bảo tàng đang trưng bày 18 hiện vật, chia làm 3 nhóm: hiện vật trong các tháp chính, nhóm hiện vật ở các tháp phụ và nhóm các hiện vật trang trí trên trán cửa hoặc trên tường tháp nói chung.
Đài thờ Mỹ Sơn: Một hiện vật quý mang giá trị thẩm mỹ, tinh thần cao. Ở giữa đài có cấp bậc nhỏ, có tượng vũ công trong điệu múa chăm. Tượng vũ công ở giữa trong tư thế uốn dẻo rất thu hút, hai bên là những vũ công hai chân khép, nghệ thuật điêu khắc sắc sảo, rõ nét đã tạo nên tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa tinh thần thiêng liêng.
Tượng Siva nằm ở vị trí C1 tháp Mỹ Sơn, là hình ảnh rõ nét của người Chăm với đôi mắt xếch, thân hình cường tráng, qua đó thể hiện sức mạnh cường tráng, về lẫn thể chất lẫn tinh thần. Bút pháp tả thực được vận dụng triệt để qua điêu khắc tạo nên kiệt tác mà bạn phải ngước nhìn.
Tượng Skanda là hình ảnh thật nhất của thần Skanda, một vị thần Ấn Độ, đại diện cho vẻ đẹp, sự trẻ trung. Tượng được điêu khắc, tạo nên bởi bút pháp tả thực, thần ngồi trên một con công, công được điêu khắc, chạm trổ rất tỉ mỉ, cầu kì và bộc lộ được trọn vẹn vẻ đẹp của vị thần Skanda.
Tượng Ganesa nằm ở vị trí E5, vị thần có bốn tay, vì là một hiện vật lâu đời nên tiếc là mất một tay. Trên các cánh tay của thần cầm nhiều vật, mỗi vật mang một ý nghĩa riêng. Thần đeo nhiều trang sức, các món trang sức có giá trị tín ngưỡng, tinh thần quan trọng, là đặc trưng riêng của thần. Một đặc điểm luôn nhìn thấy ở các thần là cổ luôn mang một chiếc vòng hình rắn.
Vũ nhạc triều đình là hiện vật mà bạn có thể thấy ở vị trí E4 của tháp Mỹ Sơn. Hiên vật là một phiến đá, trên phiến đá là hình cảnh múa hát trong triều đình. Nhà vua ngồi trên ngai, hai bên là người cầm lọng, đây là cảnh thường thấy trong cung điện ngày xưa. Hình ảnh được điêu khắc tỉ mỉ, sắc sảo, bộc lộ trọn vẹn khung cảnh vũ nhạc triều đình xưa.
Phòng Trà Kiệu
Trà Kiệu được xác định là kinh đô của vương quốc Champa ở thời sơ kỳ - được biết là kinh đô đầu tiên và cổ nhất của vương quốc Champa.
Đài thờ Trà Kiệu là một hiện vật quý, kĩ thuật điêu khắc tinh xảo đã được lưu giữ cùng thời gian, đài thờ chia làm 2 phần, phần trên là những cánh hoa sen, phần dưới là hình ảnh người, nét tài hoa và hồn được thổi vào tác phẩm, khiến cho người xem có những cảm nhận khó phai.
Đài thờ được đưa về bảo tàng năm 1901. Được bảo tàng bảo vệ, giữ gìn và trùng tu để giữ được vẻ đẹp cũng như giá trị tinh thần vô giá của văn hóa Chăm. Nghệ thuật chạm khắc không mai một theo thời gian là một điều mà các thế hệ sau luôn tìm tòi, khám phá và muốn phát triển.
Các tác phẩm đặc sắc bạn có thể gặp tại Phòng Trà Kiệu:
- Vũ nữ Trà Kiệu (thế kỷ VII-VIII): hình ảnh người vũ nữ trong điệu múa uyển chuyển, mềm mại, mang đến những cảm nhận riêng cho du khách về tác phẩm.
- Thần hộ pháp (thế kỷ VII-VIII), theo nhiều nguồn sử sách thần thoại thì bức tượng điêu khắc này khi đặt cạnh một tác phẩm khác sẽ tạo thành cặp hộ pháp trong ý nghĩa, nhận thức của tín ngưỡng xưa.
- Phù điêu Vishnu (thế kỷ XI-XII): Vị thần Vishnu được xem như vị thần bảo vệ không trung, đem lại sự hòa thuận, thần có nhiều hóa thân và phù điêu là hình ảnh gần gũi, chân thật nhất để du khách có thể hiểu hơn về vị thần này qua những câu chuyện thần thoại.
Phòng Đồng Dương
Bảo tàng Chăm Đà Nẵng lưu giữ tượng Phật quý của văn hóa Chăm, đặt tại phòng Đồng Dương. Đồng Dương là một di tích thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Đây được xem như bức tượng phật lớn nhất của điêu khắc Chăm. Di tích đem lại cho người nghiên cứu những thông tin hữu ích, giá trị và cho du khách những hiểu biết và trải nghiệm mới mẻ về các hiện vật Chăm.
Bạn có thể tìm hiểu về những hiện vật tại phòng Đồng Dương để hiểu hơn về văn hóa Chăm:
Tượng Dvarapala: Đây là một vị thần hộ pháp, thần ngồi lên lưng một con trâu, khuôn mặt hung dữ, đầy vẻ hăm dọa. Câu chuyện gắn với hiện vật sẽ cho bạn nhiều suy nghĩ, cảm nhận.
Tượng Bồ tát Tara (cuối thế kỷ IX-đầu thế kỷ X): Bồ tát được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, tay trái cầm tù và ốc, tay phải cầm hoa sen nở, bên trong có gương sen. Đây là bức tượng đồng lớn nhất trong các hiện vật Chăm, là hình ảnh gần gũi nhất của bồ tát hóa thân, với tên gọi Tara.
Phòng Tháp Mẫm
Phòng Tháp Mẫm thuộc Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, một phòng trưng bày đặc sắc với các hiện vật mang đậm nét văn hóa Chăm, du khách ghé thăm bảo tàng sẽ có cơ hội mãn nhãn và thích thú với những câu chuyện qua các hiện vật.
Hiện vật thần Shiva là ấn tượng đầu tiên khi bạn bước vào phòng, dù hiện vật không còn nguyên vẹn nhưng ta vẫn cảm nhận được nét đẹp thẩm mỹ và ý nghĩa, sức mạnh của thần qua những nét chạm trổ điêu luyện, mang nhiều hình ảnh qua trang sức, các đồ vật cạnh thần.
Hai bên thần tượng thần là thủy quái, không hình dáng tròn, tư thế nằm, mang ý nghĩa bảo hộ, bạn sẽ tò mò, muốn hiểu hơn về những hiện vật qua lời kể của người hướng dẫn viên.
Ở giữa là hiện vật rồng, rồng được điêu khắc tinh xảo, cầu kì, đặt trong tư thế nằm, thể hiện vẻ đẹp thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của người thợ xưa, ở cổ đeo chiếc vòng lục lạc, gợi lên sự ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Tượng thần Brahma cũng khiến bạn thích thú, và ắt hẳn bạn cũng quen thuộc với vị thần sáng tạo của Ấn Độ này. Người ta còn xem thần như một người thông minh, đem lại sự thông tuệ, minh triết.
Đây là những kiểu thức trang trí rất phổ biến trong điêu khắc Chăm vào thế kỷ XII-XIV. Đài thờ hình tròn, đậm tín ngưỡng phồn thực bởi hình ảnh những bầu ngực phụ nữ được điêu khắc, chạm trổ rất tinh xảo, cầu kỉ, bạn hãy ngắm nhìn hiện vật và lắng nghe câu chuyện về tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này nha.
Hành lang Quảng Nam
Hành lang Quảng Nam là một trong những di tích mà bạn nhất định phải chiêm ngưỡng khi đến thăm Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Bạn sẽ được ngắm nhìn rất nhiều hiện vật quý, tác phẩm nghệ thuật thổi hồn văn hóa Chăm.
Phù điêu Yaksa là tái hiện hình ảnh vị thần Yaksa ngồi xếp bằng, là vị thần rừng trong thần thoại Ấn Độ, người canh giữ các kho báu ẩn sâu trong lòng đất hay dưới các rễ cây.
Phù điêu Krishna là hình ảnh hiếm hoi của thần, là vị thần của đồng cỏ, giai thoại của thần được nhiều du khách chú ý bởi thần là hóa thân thứ 8 của thần Visnhnu. Shiva múa là hiện vật tái hiện hình ảnh thần Shiva trong điệu múa chữ S uyển chuyển, mềm mại, mang nét đẹp thuần hậu, từ hai cánh tay thần mọc ra nhiều cánh tay khác. Một bức tượng cầu kì, tinh xảo về điêu khắc, mang ý nghĩa tinh thần và thẩm mỹ cao.
Hành lang Quãng Ngãi
Hành lang Quảng Ngãi trưng bày 14 hiện vật, là một trải nghiệm thú vị khi bạn thăm Bảo tàng Chăm Đà Nẵng. Bạn đừng bỏ lỡ những câu chuyện và hiện vật quý và tác phẩm nghệ thuật mang đậm văn hóa Chăm tại đây.
Sarasvati là hình ảnh nữ thần duyên dáng, đại diện cho vẻ đẹp, sự am hiểu về nghệ thuật cũng như hình ảnh thần gắn với những giai thoại đẹp sẽ khiến bạn muốn lắng nghe, hiểu về thần Sarasvati nhiều hơn.
Tượng Laksmi sẽ làm nhiều du khách mỉm cười bởi đây là vị thần của sự thịnh vượng và may mắn. Người dân tôn sùng thần để cầu mong sự an vui, tài lộc. Là một hiện vật quý, trường tồn ý nghĩa thẩm mĩ và giá trị tinh thần cùng thời gian.
6. Những Quy Định Khi Tham Quan Bảo Tàng Chăm Tại Đà Nẵng
❖ Cũng như những nơi tham quan khác, bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng cũng có những quy định riêng dành cho du khách tham quan mà bạn cần lưu ý:
- Khách du lịch tham quan phải mua vé hợp lệ có con dấu của bảo tàng
- Không được mang theo các vật nhọn, chất cháy nổ, gây thương tích vào bảo tàng
- Khách không được mang theo các chất gây nổ, chất dễ cháy, vật dụng nhọn
- Trước khi vào tham quan thì khách sẽ phải kí gửi túi xách, hành lí tại phòng trực ban.
- Không được chạm, sờ vào các hiện vật trong không gian trưng bày.
- Không hút thuốc và gây mất vệ sinh, trật tự trong bảo tàng
- Không được quay chụp các hiện vật và đăng lên các trang thông tin nào
Trên đây là những thông tin về bảo tàng Chăm Đà Nãng mà Top1DaNang.Com muốn gửi đến các bạn, hi vọng các bạn đã có được những kiến thức thú vị và bổ ích về địa điểm này. Bạn đã sẵn sàng để lên kế hoạch ghé thăm điểm đến này cùng các địa danh du lịch khác tại thành phố nổi tiếng này chưa nào?